Ngày 23-7, trao đổi về chất thải ngành thép tồn đọng ở Bà Rịa-Vũng Tàu, ông Đỗ Duy Thái (ảnh), Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt (công ty mẹ của Công ty CP Thép Pomina), nhìn nhận: Các nhà máy luyện phôi thép của công ty ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang tồn đọng nhiều xỉ thép và bụi lò. Việc để chất thải ngoài trời trong khuôn viên nhà máy là khó đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường. Theo ông Đỗ Duy Thái, việc tồn đọng số chất thải trên đã kéo dài nhiều năm nay do chưa có cách xử lý thích hợp. “Ở các nước, xỉ thép và bụi lò đều được tận dụng để làm đường đi và làm chất phụ gia để sản xuất xi măng. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại quy định chất thải này phải chuyển cho nhà máy có chức năng xử lý. Sự khác biệt nằm ở chỗ này và hệ quả là tồn đọng chất thải ngành thép…” - ông Thái nói. Bụi lò để tràn lan ngoài trời tại một nhà máy thép ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: TT - KB .PV:Nhưng Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu phải quản lý bụi lò như chất thải nguy hại, ông nghĩ sao về điều này? . Hướng giải quyết của Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là trong thời gian tới các nhà máy thép phải đưa bụi lò ra tận Hải Dương để xử lý, ông nghĩ sao về phương án này? + Tôi không có ý kiến về vấn đề cụ thể này. Theo tôi, Bộ TN&MT nên thông tin công khai về chuyện chất thải ngành thép. Sau đó ta học theo các nước, họ xử lý thế nào thì mình xử lý thế đó. Gần nhất là học theo Thái Lan hay Indonesia. . Theo báo cáo của Sở TN&MT, hiện các chất thải ngành thép tồn đọng quá nhiều, đe dọa môi trường… + Các nhà máy báo cáo là có tồn đọng nhưng chưa đến mức căng thẳng (!?). . Hiện Bà Rịa-Vũng Tàu đã có nhà máy xử lý xỉ thép nhưng nhiều nhà máy thép hầu như không muốn giao xỉ. Theo ông, nguyên nhân vì sao? Có phải do giá xử lý cao? + Đây lại là vấn đề “tế nhị”. Ý kiến của tôi là Việt Nam nên học tập theo các nước để giải quyết vấn đề về chất thải ngành thép.
TRUNG THANH |